slider 1
Hỗ trợ trực tuyến
0937 213669
0913 180324
Kỹ thuật
Hotline: 0937 213669
Kinh doanh
Hotline: 0913 180324

Cách phân biệt các loại vải, sợi và công dụng của chúng

I. Cách nhận biết một số loại vải thông dụng:

1. Vải Cotton

Vải Cotton xuất phát chính từ vải sợi bông. Sau này, khi nghành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất thì Vải Cotton là vải sợi tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học. Đây là chất liệu được dùng phổ biến nhất trong ngành may mặc hiện nay vì phù hợp với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết.

Ưu điểm: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc, độ bền cao, giặt nhanh khô

Nhược điểm: giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha thêm một số sợi vải khác để tạo sự mềm mại cho khách hàng nữ.

Cotton có nhiều loại, chất liệu này được đan, dệt với độ dày, mịn và trọng lượng khác nhau để may hầu hết các loại trang phục, đặc biệt là áo thun. Tùy theo hình thức dệt mà Vải Cotton chia ra hai dòng vải đó là dòng vải Singel (mà các bạn thường gọi nhầm là vải cotton) và dòng vải Lacoste (vải cá sấu). Tên của hai dòng vải này bắt nguồn từ cách thức dệt chứ không phải thành phần sợi hay loại sợi. Vải single kiểu dệt mắt nhỏ, mặt vải rất mịn còn vải lacose được dệt kiểu mắt to hơn, thường là hình lục giác và trông rất giống mắt con cá sấu.

phan-biet-vai-ca-sau-va-vai-cotton-single

Ngoài hình thức dệt vải ra, khi lựa chọn áo thun hay may áo lớp, đồng phục, các bạn cần quân tâm đến thành phần Cotton có trong vải.

a) 100% Cotton

Áo thun chất liệu cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, tuy nhiên giá thành cao. Có thể gọi là hàng cao cấp mới dùng chất liệu vải này.

-  Ưu điểm : thấm hút mồ hôi tốt, sợi tự nhiên , mềm mịn

-  Khuyết điểm : mình vải do quá mềm nên nếu là áo thun có cổ trụ sẽ không đẹp, nhìn vải thấy giống như bị “chảy”

-  Cách phân biệt : khi đốt cháy sẽ ra mụi than giống “bấc đèn”,mép vải bị đốt không cong hay bị quéo lại.

b) 65%cotton-35%PE (vải CVC)

Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên nó là sợi cotton và PE. Giá thành loại này cũng cao, do độ cotton chiếm đến 65%. Dùng cho các sản phẩm cao cấp

- Ưu điểm: mặc mát hơn sợi PE nhiều,thấm hút mồ hôi, mềm mịn vừa phải,ít bị nhăn nhúm sau khi giặt

- Khuyết điểm: không mát bằng sợi cotton 100%.

- Cách phân biệt: khi đốt cháy sẽ ra mụi than và có cục. Mép vải hơi quéo lại nhưng không  nhiều.

c) 35%cotton-65%PE (vải TC - thường gọi là tixi)

Thành phần gồm 35 % xơ cotton & 65% xơ PE. Với tỉ lệ pha như vậy ta có cảm giác ngoài độ mềm mại của vải, vẫn còn độ “đứng vải” của PE. Đây là chất liệu trung bình được sử dụng khá phổ biến

- Ưu điểm: đứng vải, phù hợp may các loại áo thun có cổ

- Nhược điểm: không mát bằng Cotton và CVC

- Cách phân biệt: Khi đốt cháy khá yếu

Như vậy mỗi loại vải đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng, các bạn lựa chọn loại vải phù hợp cho chiếc áo thun của mình nhé. Ngoài ra, còn một loại vải có thể may áo thun đó là vải PE hay còn gọi là Polyeste. Tuy nhiên, Island Shop khuyên bạn không nên chọn áo thun vải này vì thành phần  của chúng là 100% sợi nilon nên chúng không thể thấm hút mồ hôi và khi mặc sẽ rất nóng. Cách nhận biết loại vải này đó là khi đốt vải sẽ không cháy được ngay, vải sẽ bị co thành cục cứng giống như khi mình đốt bao nilon, đến nhiệt độ nhất định thì vải mới cháy và tỏa ra mùi khét của nhựa.

Cách phân biệt các loại vải may áo thun bằng phương pháp nhiệt học

cach-nhan-biet-cac-loai-vai-cotton

2. Vải PE (Poliester)

Thành phần 100 % nilon (Poliester). Vải không hút ẩm, mặc vào rất nóng, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông, tuy nhiên vải thun có thành phần sợi PE thường có độ bền cao và ít bị nhàu, vải ít bị co khi sử dụng giá thành rẻ nên được phổ biến.

-          Ưu điểm : Mình vải cứng đẹp bắt mắt không bị nhăn nhúm sau khi giặt.Lên sản phẩm áo thun cổ trụ rất đẹp.

-          Khuyết điểm: sợi nhân tạo,không thấm hút được nhiều mồ hôi gây cảm giác nóng nếu như thời tiết oi bức.

Cách phân biệt vải thun Cotton và vải thun PE

 Phương pháp trực quan

Vải thun sợi bông: Khi cầm thấy mềm mịn mát tay, vải thun sợi bông có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.

- Vải thun sợi PE: Mặt sợi PE bóng, láng ,sợi có độ đều cao. Nhìn trên mặt vải thun có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhàu.

Phương pháp thử bằng nước: Sử dụng một ít nước nhỏ lên bề mặt của vải thun

- Vải thun 100% cotton : Thời gian thấm nước nhanh, diện tích loang nước trên bề mặt vải rộng

- Vải thun có chứa % polyeste : Thành phần % polyeste càng nhiều thì thời gian thấm hút nước càng chậm và diện tích loang nước trên về mặt vải thun càng nhỏ.

Bài viết khác
Dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến sản xuất của ngành dệt may từ quý II

Dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến sản xuất của ngành dệt may từ quý II

Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp vẫn chủ động đủ nguồn cung nguyên liệu đến hết tháng quý I -2020 nên nhiều ý kiến cho rằng, có thể từ quý II ngành dệt...
Tháng 4, xuất khẩu các mặt hàng dệt may đều tăng trưởng âm

Tháng 4, xuất khẩu các mặt hàng dệt may đều tăng trưởng âm

Tất cả các mặt hàng xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam trong tháng 4/2020 đều có mức tăng trưởng âm, kéo kim ngạch xuất khẩu của ngành trong 4 tháng đầu năm...
Kỳ vọng đột phá ngành dệt may trong kỷ nguyên 4.0

Kỳ vọng đột phá ngành dệt may trong kỷ nguyên 4.0

Để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, các doanh nghiệp bán lẻ đang phải lao vào một cuộc chạy đua tốc độ để bắt kịp với xu hướng của...
Hotline tư vấn miễn phí: 0913 180324
Zalo